Resin là gì?
Resin hay còn nhiều loại và cách gọi khác như keo resin, nhựa resin, resin Thái, resin Nhật, resin Hồng Kông hay Đài Loan. Resin chỉ là tên gọi chung các loại nhựa tổng hợp nhân tạo và Resin được phân thành rất nhiều loại tùy theo thành phần và tính chất của nó. Resin có ứng dụng rất từ lâu và rất rộng dãi trong công nghiệp và gần đây là dân dụng. Hầu hết các vật dụng sàn phẩm xung quanh ta đều có ít nhiều sự tham gia của Resin.
Có 3 loại resin dạng cứng, dạng bột và resin dạng lỏng . Trong đó Resin dạng lỏng là phổ biến nhất và ứng dụng rộng rãi như: Resin in sàn 3D, Resin đúc tượng, Resin đúc răng hàm trong nha khoa, dùng trong sơn phủ xe, dùng trong thiết kế nội thất, chế tạo sơn, pha màu, keo dán, xử lý bề mặt hoặc gia cố vết nứt bê tông, chế tạo cao su vỏ xe, nhựa composite, nhựa PVC, Nhựa PE, Nhựa ABS…
Nhựa/Keo Epoxy Resin là gì?
Nhựa hay keo epoxy resin là một loại hóa chất công nghiệp dạng lỏng màu nâu hoặc màu vàng trong, không mùi, có tính kháng nước tốt, khá mềm và dai. Epoxy resin thường được dùng làm nguyên liệu đúc tạo mẫu (nhựa epoxy) hoặc tạo lớp phủ bề (sơn epoxy) mặt để bảo vệ. Những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường phổ thông nên một số loại keo Epoxy resin chất lượng cao được tạo ra với các ưu điểm về độ cứng (harder), trong suốt (clear) và chống bào mòn tốt thành phẩm giống như kính hay pha lê rất phù hợp trong chế tác nghệ thuật hay làm nữ trang. Tuy nhiên cũng vì thế mà giá thành loại Resin epoxy trong suốt này khá cao chỉ thích hợp cho DIY sáng tạo các sản phẩm nghệ thuật và trang sức nhỏ như mặt dây, vòng tay, nhẫn resin, charm… Hay kết hợp chung với gỗ, bột đá, đất sét, màu Acylic resin để tạo lớp phủ bề mặt gỗ làm bàn, tranh nghệ thuật, mô hình 3D…
Một sản phẩm cực hay cho các bạn diy yêu thích sáng tạo là Epoxy Resin Ultra Clear DTAB. Loại Keo Resin đặc biệt này là sản phẩm bán chạy nhất được chia thành các lọ có khối lượng nhỏ nên giá thành rẻ. Thích hợp các bạn trẻ mua về thử nghiệm chế tác quà tặng nữ trang nghệ thuật độc đáo.
Ứng dụng của Epoxy Resin Epoxy:
Ứng dụng của Epoxy Resin rất đa dạng và phổ biến trong đời sống hàng ngày như:
1️⃣️ Vẽ tranh cá 3D và các vật phẩm quà tặng 3D khác
2️⃣️ Đổ gương mặt bàn – hay làm các mặt hàng phủ gương resin
3️⃣ Đổ phủ tem decal, làm mặt nạ carbon phủ resin bảo vệ trong suốt
4️⃣ Làm cần câu cá, phủ resin bảo vệ cần câu
5️⃣ Đổ khuôn các sản phẩm trang trí, trang sức, quà tặng DIY thủ công độc đáo
6️⃣ Đổ sàn nhà 3D, làm sàn gương bóng loáng
7️⃣ Đổ phủ lên tranh, khung hình để bảo vệ bề mặt
8️⃣ Làm bàn bể cá đại dương
9️⃣ Đổ tem quảng cáo, Đổ tem xe
Keo Resin trong suốt kết hợp mặt gỗ làm chiếc bàn cực độc cực đẹp lạ thế này
Keo Resin trong suốt kết hợp mặt gỗ làm chiếc bàn hồ cá 3D cực độc
Epoxy Resin Ultra Clear DTAB là loại resin 2 thành phần A và B cao cấp chuyên dùng trong chế tác nữ trang, tạo lớp phủ bảo vệ hoặc chế tác nghệ thuật, thành phẩm là rắn trong suốt giống thủy tinh, bền màu, không bị ố vàng. Keo bình thường ở dạng chất lỏng và được tác riêng ra thành 2 lọ chứa riêng biệt có ký hiệu A và B. Khi sử dụng ta trộn lẫn 2 thành phần này lại theo tỉ lệ quy định (thường là 3:1) có thời gian đông cứng khá lâu đủ cho bạn thoải mái sáng tạo với các loại khuôn hoặc vật liệu cần phủ bảo vệ đa dạng.
Cả thế giới bỗng chốc thu bé lại vừa bằng… 1 chiếc nhẫn!
DIY – Video Hướng dẫn chi tiết từng bước cách làm 1 chiếc nhẫn bằng gỗ và resin
Các bước thực hiện đổ keo Resin Epoxy:
Bước 1: tạo khuôn: Tùy theo ý tưởng sáng tạo của bạn, vì epoxy resin là dạng keo lỏng bạn sẽ cần tạo khuôn thật chính xác và cố định chắc chắn trước khi đổ keo nhé. Có một số loại khuôn silicon bán sẵn cho tiện sử dụng, nhưng nếu ko bạn cũng có thể tự làm khuôn cho mình bằng bất cứ thứ gì có thể tạo hình được. Sau khi tạo khuôn thì dùng chất chống dính bôi lên khuôn, mục đích sẽ dễ tách khuôn sau khi đúc keo hơn.
Nếu cần tạo hình các vật trang trí trong khuôn (vỏ sò, lá cây, cành khô, hoa…) thì cũng tạo sẵn trong bước này. Chú ý cố định để khi đổ keo vào không bị đổ hoặc xê dịch hỏng bố cục ban đầu.
Bước 2: Pha keo: Tỉ lệ pha 3/1: 3 phần keo resin : 1 phần chất dung môi đóng rắn theo trọng lượng. Khuấy nhẹ nhàng từ 3 đến 5 phút cho keo và chất đóng rắn trộn lẫn. Keo khi trộn sẽ có màu trắng đục, khuấy sao cho hỗn hợp keo trong lại là được. Để yên khoảng 3 phút cho bong bóng nổi bớt lên, có thể dùng tăm để châm bong bóng. Các loại keo 2 thành phần AB đều bán sẵn gồm 2 lọ riêng biệt A và B chia sẵn theo tỉ lệ này thuận tiện hơn cho việc pha trộn.
Nếu cần thêm Epoxy Acrylic Resin để pha tạo màu thì cũng pha trong bước này nhé.
Bước 3: Đổ keo: Đổ nhẹ nhàng vào khuôn, để keo tràn tự nhiên không nên tác động mạnh sẽ tạo bọt khí, không nạo vét keo trong ca pha để thêm vào vì có thể nhiều góc keo chưa tan hết hoặc nhiều bọt khí. Nếu trong khuôn có vật thể tạo bố cục thì cần chú ý nhẹ nhành khéo léo để không bị dịch chuyển khi keo tràn qua.
Để yên từ 1-12h cho keo đông. Tùy theo loại keo và dung tích và thời gian đông cứng cũng khác nhau theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Bước 4: Dỡ khuôn và đánh bóng
Tùy theo loại thành phẩm, độ chi tiết mà ta có thể dùng máy cắt, máy mài, máy đánh bóng, giấy nhám các loại từ thô đến mịnh để cắt, mài, tạo hình và đánh bóng thành phẩm cuối cùng.
Thành phẩm bàn gốc cây phủ resin cực độc đáo
Chú ý:
– Dùng găng tay và khẩu trang bảo hộ khi thao tác, tránh dây keo vào da hay hít phải khí độc phát sinh khi trộn keo đặc biệt là các dòng polyurethanes resin.
Tham khảo thêm khẩu trang bảo hộ lao động hãng 3M Mỹ hoặc mặt nạ phòng độc 3M USA
– Bảo quản nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc ánh sáng. Tránh xa tầm tay trẻ em.
– Nếu bị keo tiếp xúc vào da, nên rửa sạch ngay bằng nước với xà phòng hoặc các chất tẩy rửa nhẹ.
– Không pha chế tại phòng kín hoặc nhà có nhiều người, nhất là trẻ em hoặc phụ nữ mang thai.
– Không ngửi hay hít sản phẩm cà trước và sau khi pha. Trường hợp hít phải có thể gây chóng mặt, choáng váng, nên ra nơi thoáng khí hít thở trong vài phút.
– Không ăn uống trong lúc làm việc với nhựa Resin.
– Pha đúng theo tỉ lệ 3A:1B theo khối lượng, nếu pha theo thể tích thì 2,5A:1B thôi nhé
– Nếu pha tỉ lệ không đủ chất B, thành phẩm resin sẽ bị mềm, dẻo, hoặc không thể đông cứng.
– Không để các chất tiếc xúc với ánh sáng, đặc biệt là chất B – chất tạo cứng dễ bị ngả màu vàng khi tiếp xúc ánh sáng.
– Nếu muốn pha màu: Pha riêng màu với chất A và chờ hết bọt rồi mới pha với chất B sẽ hiệu quả hơn.
– Sau khi thao tác với resin xong vệ sinh dụng cụ bằng khăn giấy và acetone (nước rửa móng), rửa tay bằng xà phòng thông thường
Vật liệu tạo khuôn silicon không thể thiếu cho nhà sáng tạo
Sản phẩm nữ trang và đồ trang trí nghệ thuất được làm nhanh chóng với sự trợ giúp củng các loại khuôn silicon chuyên dụng
Khuôn silicon chuyên dụng làm nữ trang, đồ trang tí nhỏ
Mút sao chép tạo khuôn silicon nhanh chóng chuyên dụng cho các sản phẩm có hình dáng đặc biệt
Một số lỗi thường gặp khi pha Epoxy resin loại cứng:
1. Khuấy chưa tan hết nhựa: nếu khuấy chưa tan hết nhựa vào dung môi dẫn đến hỗn hợp sinh nhiệt nhiều, khi đông bề mặt không láng hoặc khó đông
2. Cho quá ít xúc tác: Nhựa không đông hoặc mất hơn 24h mới có thể đông được, thời gian nhựa đông nếu pha đúng tỉ lệ là từ 6-8h
3. Cho quá nhiều xúc tác: Nhựa sinh khí nhiều do xúc tác nóng lên
4. Phan không đúng tỉ lệ dẫn đến thành phẩm không đủ độ cứng mềm giống silicon ^^!. Bỏ đi làm mẻ khác nhé bạn!
Thủ thuật:
Sau khi pha và đổ khuôn cố định xong bạn dùng tăm nhọn xóa các vết bong bóng nhỏ (nếu có) và có thể dùng nhiệt (đèn khò) giúp đầy nhanh quá trình đông cứng. Nếu không có đèn khò có thể dùng máy sấu tóc bật công suất tối đa nên cũng được nhưng sẽ chậm hơn. Chúc các bạn sớm ra mắt những chiếc bàn gỗ sáng tạo độc đáo với keo nhựa Resin Epoxy trong suốt nhé.