Mức sống của con người ngày càng tăng cao, theo đó nhu cầu đòi hỏi những vật liệu mới ngày càng bức thiết. Chính vì thế, các vật liệu bề mặt trang trí nội thất đang ngày càng được nghiên cứu và phát triển. Bạn hãy bớt chút thời gian cùng Picomat tìm hiểu 6 loại vật liệu bề mặt phổ biến và hiện đại nhất dưới đây để lựa chọn cho không gian nội thất nhà bạn nhé!
1. Laminate
Không còn quá xa lạ trong ngành thiết kế, trang trí nội thất, Laminate chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ, tủ bếp… Vậy tấm laminate là gì?
Cấu tạo tấm Laminate gồm 5 lớp: Lớp 1 Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), 2 lớp Decorative Paper (Lớp tạo vân gỗ), 3 lớp Kraft Paper (Lớp Giấy Nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo trong quá trình gia nhiệt tạo nên sự ổn định vững chắc cao.
Lớp Overlay (lớp màng phủ): trên cùng được bao phủ bởi một lớp vật liệu đặc biệt trong suốt (Melamine resins – Keo Melamine), có tác dụng ổn định lớp bề mặt, tạo nên lớp bề mặt vững chắc, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác động của hóa chất và dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng.
Lớp thứ 2 (Decorative paper): là lớp phim tạo vân gỗ. Màu sắc và vân gỗ được lựa chọn từ nhiều loại gỗ tự nhiện trong thực tế mang đến cho khách hàng sự hài lòng về các kiểu vân gỗ và màu sắc khác nhau, từ những màu trẻ trung năng động cho đến những màu tối quý phái sang trọng. Dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao (220oC) lớp thứ nhất nỏng chảy và gắn liền với lớp tạo vân gỗ nên bề mặt luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.
Lớp thứ 3 (Kraft Paper): là lớp giấy nền bao gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 0.2mm. Dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao các lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 được gắn kết lại với nhau trong suốt quá trình sử dụng. Kraft Paper là lớp giấy được sản xuất trong quá trình kết hợp các hạt giấy và hóa chất trong quá trình gia nhiệt để liên kết các sợi xenlulô mà không làm mất đi đặc tính của xenlulô. Giấy nền Kraft này bền, dai và thô. Định lượng của giấy nền là 50-135 g/m2. Giấy nền thường có mầu nâu hoặc xám, nhưng nếu cần thiết có thể được tẩy trắng bằng hóa chất.
Chính vì thế, tấm laminate có những ưu điểm vượt trội:
– Màu sắc đa dạng, phong phú từ vân gỗ, vân da, vân vải, vân đá, décor, đơn sắc… cùng nhiều kiểu bề mặt mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước
– Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp
– Bề mặt chịu trầy xước tốt
– Chịu nước tuyệt đối
– Chống cháy
– Chống cong vênh, mối mọt
– Vật liệu xanh, thân thiện với môi trường và không độc hại đối với người sử dụng/ thi công
Mặc dù, laminate có rất nhiều ưu điểm vượt trội nhưng người tiêu dùng vẫn còn băn khoăn về giá của nó. Giá tấm laminate phụ thuộc vào độ dày, bề mặt, màu sắc, xuất xứ và dao động trong khoảng 195.000Đ đến 525.000Đ với kích thước 1m22 x 2m44.
—-> Tìm hiểu ngay tấm laminate để lựa chọn màu sắc bạn yêu thích
2. Acrylic
Với độ bóng sâu, đẹp, sang trọng, hiện đại, thân thiện với môi trường, phù hợp với sản phẩm nội thất như tủ bếp và tủ quần áo, tấm High Gloss Acrylic hay tấm Acrylic bóng gương ngày càng được sử dụng phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Cấu tạo tấm Acrylic từ nhựa Acrylic Polymetyl Metacrylat nên bề mặt có độ nhẵn bóng và phẳng mịn cao gấp 2 lần so với các loại ván gỗ phủ sơn. Nhờ có độ bóng sâu, Acrylic giúp tối đa việc sử dụng ánh sáng, tạo cảm giác không gian rộng rãi và thoáng đãng hơn. Ngoài ra, chất liệu Acrylic rất dễ lau chùi, có thể dễ dàng đánh bay những vết trầy xước trên bề mặt khi bị xước nhẹ. Đây cũng chính ưu điểm vượt trội của Acrylic so với những đồ gỗ được sơn lên bề mặt.
Hơn thế nữa, sự đa dạng về màu sắc của các gam màu đơn sắc trẻ trung, tươi tắn và vân gỗ sang trọng, hiện đại cùng khả năng dán lên tấm nhựa pvc, MDF, HDF… tấm Acrylic đang là lựa chọn hàng đầu của các nhà thiết kế, thi công nội thất cũng như người tiêu dùng sử dụng làm tủ bếp nhựa Acrylic, tủ quần áo…
Tấm Acrylic có kích thước 1m22 x 2m44 với độ dày 0.8 – 1mm và giá tấm acrylic dao động từ 800.000Đ đến 1.198.000Đ tùy vào màu sắc bạn lựa chọn.
—> Xem ngay bộ sưu tập màu sắc Tấm Acrylic tại đây
3. PVC
Tấm bề mặt PVC cán nóng là một lớp màng có thông số kỹ thuật tương đồng với tấm nhựa PVC như độ giãn nở, độ co ngót.
Sự kết hợp giữa tấm nhựa và màng PVC tạo nên sản phẩm tấm nhựa phủ bề mặt PVC với những tính năng ưu việt:
- Chịu nước tuyệt đối
– Độ bền cao
– Đa dạng về mẫu mã và màu sắc
– An toàn cho người sử dụng
– Vật liệu xanh
– Sản phẩm đạt độ ổn định cao, chống tách lớp, chống bong tróc, chịu được sự thay đổi môi trường
Ván nhựa PVC phủ bề mặt vân PVC được lựa chọn ứng dụng làm tấm nhựa giả gỗ ốp tường, trần nhựa giả gỗ, tủ bếp nhựa, vách ngăn nhựa…
—> Còn chần chừ gì nữa mà không click tìm hiểu ngay tấm nhựa phủ PVC
4. Stone Veneer
Khắc phục hạn chế của đá tự nhiên: độ nặng lớn và chi phí cao, tấm Stone Veneer hay còn gọi là veneer được nghiên cứu mang đến giải pháp mới cho ngành trang trí nội, ngoại thất.
Tấm bề mặt trang trí Stone Veneer hay còn gọi là Veneer đá được tạo thành từ thành phần chính là lớp đá tự nhiên lát mỏng với tính năng siêu mỏng, siêu nhẹ, linh hoạt, chống chịu tia UV, nhiệt độ cao…
Ngoài ra, mặt sau của tấm Stone Veneer được gia cố từ sợi thủy tinh, sợi cotton hoặc sợi bông tạo ra 5 dòng sản phẩm: Classic, Slim, Luminaire, Fab, Marmor mang đến sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng trong các thiết kế ốp tường, trần, sàn, nội thất trong nhà, nội thất xe hơi, xe khách, máy bay…
—> Tìm hiểu ngay đặc tính ưu việt của 5 dòng sản phẩm Veneer đá
5. Melamine
Melamine là vật liệu trang trí bề mặt gỗ được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực nội thất. Cấu tạo Melamine bao gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao.
Ưu điểm:
– Melamine có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
– Bền màu
– Giá rẻ
– Hợp thời trang
– Melamine có khả năng chống thấm nước, va đập mạnh
– Khó trầy xước
– Chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và mối mọt, chống tác động của hóa chất
– Dễ dàng vệ sinh và lau chùi
Melamine được sử dụng như một vật liệu phổ biến trong thiết kế nội thất: tủ bếp gỗ, nội thất gỗ phòng ngủ, nội thất gỗ phòng khách, tủ áo, bàn ăn, kệ tivi, kệ trang trí …
6. Veneer gỗ
Veneer gỗ là loại vật liệu không còn xa lạ trong nội thất. Trên thị trường, gỗ đặc luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng vì vẻ đẹp và sự sang trọng vốn có. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ ngân sách để lựa chọn những món nội thất gỗ được làm từ 100% gỗ tự nhiên. Nhu cầu về loại vật liệu đẹp với giá thành rẻ hơn là lý do mà giải pháp dùng Veneer đang dần được ưa chuộng tại Việt Nam.
Veneer dùng để nói đến một loại ván gỗ dán những tấm Veneer lên phần bề mặt. Bản chất của tấm Veneer cũng là gỗ tự nhiên. Gỗ sau khi khai thác sẽ được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm – 0.6mm; chiều rộng tuỳ theo loại gỗ, trung bình khoảng 180mm; dài khoảng 240mm; sau đó được phơi và sấy khô thành những tấm Veneer thành phẩm.
Ưu điểm:
– Veneer cho cảm giác rất thật và đẹp không kém gỗ tự nhiên với độ bền cao
– Khả năng chống cong vênh và mối mọt tốt
– Chi phí đầu tư veneer rẻ hơn gỗ tự nhiên
– Có thể tạo được những đường cong, cho phép thiết kế và điều chỉnh – điều mà gỗ tự nhiên không làm được
– Veneer là loại vật liệu thân thiện với môi trường
Những năm trở lại đây, khi gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt bởi sự khai thác, tàn phá của con người thì Veneer là một giải pháp thay thế hoàn hảo không chỉ mang đến những sản phẩm nội thất bền, đẹp, mà còn sang trọng không kém so với gỗ tự nhiên.
Các sản phẩm nội thất gỗ được ứng dụng veneer: cửa gỗ (cửa gỗ mặt tiền – cửa chính, cửa gỗ phòng khách, cửa gỗ phòng ngủ), tủ bếp gỗ, nội thất gỗ phòng ngủ, nội thất gỗ phòng khách, tủ áo, bàn ăn …